5 Bài Tập Cho Trẻ Giảm Chú Ý Cha Mẹ Nên Áp Dụng 

 5 Bài Tập Cho Trẻ Giảm Chú Ý Cha Mẹ Nên Áp Dụng 

Trong thời gian gần đây số lượng trẻ bị mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày một gia tăng. Khi dạy những đứa trẻ mắc chứng bệnh này rất cần sự quan tâm bỏ thời gian công sức ra tìm hiểu cách để dạy trẻ cho phù hợp. Cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được top 5 bài tập cho trẻ giảm chú ý hiệu quả nhé!

Khi áp dụng các bài tập cho trẻ giảm chú ý, ba mẹ cần lưu ý phải đặt ra cho bé các mục tiêu đúng hạn nhằm cải thiện được kết quả trong quá trình học tập. 

trẻ tăng động giảm chú ý

Tăng động và giảm chú ý khiến cho trẻ gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập. 

Nhận biết dấu hiệu của trẻ tăng động giảm chú ý 

Trẻ bị tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây là rối loạn khá đặc trưng vì hành vi hiếu động quá mức kèm theo sự giảm chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những hoạt động. 

Những đứa trẻ hiếu động thông minh là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn. Nhưng làm thế nào để có thể phân biệt được trẻ hiếu động và trẻ tăng động khá khó khăn. Trước khi xác định cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào thì cha mẹ cần phải nhận thức được tình trạng bệnh của con. 

Dưới đây là các dấu hiệu của trẻ tăng động giảm chú ý mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ thường bốc đồng trong hành động khó kiềm chế được cảm xúc chẳng hạn như trẻ hay la hét, cáu giận, tấn công người khác bất ngờ ngay cả khi cha mẹ đang ôm ấp chúng. 
  • Tay chân của bé hay ngó ngoáy và ngồi không yên. 
  • Trẻ rất dễ bị phân tâm không thể chú ý dù đang tham gia trò chơi hay khi ngồi trong lớp học. 
  • Trẻ hoạt động không ngừng nghỉ và thường ngủ rất ít. 
  • Trẻ không thể quan sát được những chi tiết dù là nhỏ nhất dẫn đến mắc những lỗi không cẩn thận trong học tập và những hoạt động khác. 
  • Trẻ nói quá nhiều và thường xuyên quấy phá các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè. 
  • Trẻ không lắng nghe khi bạn đã nói chuyện với người khác, không nghe và làm theo yêu cầu của cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn dẫn đến kết quả học tập kém. 
  • Trẻ không giữ được sự chú ý quá lâu khi đang chơi một trò chơi hay làm một công việc gì đó. 
  • Trẻ thiếu tính tổ chức trong quá trình học tập, làm việc.

Thông thường, những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ có từ 3 – 4 dấu hiệu cơ bản như trên. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt để đưa bé đi thăm khám để được chẩn đoán kịp thời. Từ đó, các bạn sẽ có cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý cho phù hợp. 

Top 5 bài tập cho trẻ giảm chú ý hiệu quả 

Cũng giống như việc chúng ta cho trẻ dùng thuốc, hiệu quả của các bài tập cho trẻ giảm chú ý chỉ có hiệu quả sau một khoảng thời gian nhất định. Do đó, các bạn cần phải tạo thói quen luyện tập hàng ngày cho trẻ. Dưới đây là top 5 bài tập tốt cho trẻ giảm chú ý tốt nhất mà cha mẹ nên áp dụng: 

Bài tập thiết lập các quy tắc cụ thể cho trẻ 

Thay vì các bạn nhắc nhớ bé một yêu cầu chung chung như làm bài tập hay đọc bài đi. Thì bạn hãy đưa ra các quy tắc cụ thể cho bé cần phải thực hiện mỗi ngày. Ví dụ như: Trước 9h tối, con cần làm xong 1 bài toán, 1 bài văn rồi mới được đi ngủ. Để giúp tăng sự chú ý và giúp bé ghi nhớ tốt hơn thì bạn nên ghi các yêu cầu này lên giấy note bắt mắt hoặc sử dụng các kẹp giấy có hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu. Bạn nên để ở những nơi bé dễ nhìn thấy như ở trên bàn học, tủ lạnh…

Bài tập xây dựng thời gian biểu mỗi ngày cho bé 

Khi trẻ có một thời gian biểu khoa học thì trẻ sẽ biết tập trung hơn vào các hoạt động trong ngày. Các bạn hãy giúp bé thiết lập thời gian biểu mỗi ngày bằng cách phân chia nhỏ các khung thời gian để cho trẻ dễ dàng tham gia hoàn thành các mục tiêu ấy. 

bài tập xây dựng thời gian biểu cho trẻ

Các bạn nên thiết lập thời gian biểu bằng cách ghi mốc thời gian cụ thể cho từng việc nhỏ để trẻ có thể theo dõi. Ví dụ: các bạn có thể chia thời gian như sau: 6h30 thức dậy, 7 giờ ăn sáng, 7h30 đi học…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên Tạp chí Tâm Lý Học cho thấy khi được cha mẹ xây dựng thời gian biểu khoa học. Thì các bé sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi hơn. Vì vậy, các bạn nên áp dụng các bài tập này cho trẻ tăng động giảm chú ý.

Bài tập cho trẻ đếm ngược từ 10 – 0 

Bài tập đến ngược từ 10 – 0 là bài tập cho trẻ giảm chú ý đơn giản. Nhưng đối với trẻ bị tăng động và giảm chú ý lại khá khó khăn. Bài tập này sẽ khiến cho bé bị giảm chú ý gặp rất nhiều khó khăn và dễ bị lẫn lộn khi đếm ngược vì khả năng tập trung rất kém. 

Ban đầu, trẻ có thể gặp khó khăn nhưng trẻ nên cha mẹ cần gợi ý cho trẻ. Các bạn không nên để cho trẻ mất bình tĩnh và từ chối hoàn thành bài tập được giao. Trong trường hợp con có khả năng tập trung kém, mẹ có thể đọc một dãy số bất kỳ sau đó yêu cầu trẻ đếm ngược lại. Bài tập này tuy khá đơn giản nhưng nếu luyện tập nhiều sẽ giúp cho bén rèn luyện khả năng tư duy và giúp trẻ sẽ cải thiện khả năng tập trung. 

bài tập cho trẻ giảm chú ý

Bài tập nhận xét sự khác biệt giữa các bức tranh 

Ngoài các bài tập ở trên, các mẹ cũng có thể áp dụng cho bé bài tập nhận xét sự khác biệt giữa các bức tranh với nhau. Ban đầu, bạn nên cho bé thực hành với các bức tranh đơn giản để bé có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt. Điều này sẽ kích thích được sự hứng thú khiến cho trẻ có thể tiếp tục chơi thay vì mất bình tĩnh mà từ bỏ. 

Về sau, các mẹ có thể chọn các bức tranh có độ khó cao hơn. Đối với những bài tập nhận ra sự khác biệt này sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen chú ý những chi tiết nhỏ và kiên nhẫn hơn. 

Bài tập vẽ tranh và tô màu 

Đối với những đứa trẻ dưới 10 tuổi, các bài tập vẽ tranh và tô màu sẽ mang đến cho trẻ sự cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý rõ rệt. Khi trẻ vẽ tranh sẽ phải tưởng tượng và buộc phải nhớ lại những chi tiết nhỏ có trong cuộc sống.Ví dụ như trẻ vẽ tranh về cảnh đồng quê sẽ có đồng lúa, con trâu, đàn chim hay những hàng cây…

bài tập tô tranh cho trẻ giảm chú ý

Mẹ hãy để cho bé có thể tự tô màu cho bức tranh của bạn theo ý thích và phát huy được khả năng sáng tạo của con. Thông qua những bài tập này ngoài việc rèn luyện được khả năng tập trung thì các bạn còn phát hiện ra được thế mạnh và năng khiếu của bé. Từ đó, gia đình sẽ có hướng giáo dục cho trẻ phù hợp thay vì áp dụng các phương pháp truyền thống.

Trên đây, GMEB đã giới thiệu với các bạn top 5 bài tập cho trẻ giảm chú ý. Ngoài những bài tập trên đây, các bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập khác theo hướng dẫn của chuyên gia để có thể rèn luyện kỹ năng cho cần thiết. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên cho con dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trí não. Cốm phát triển trí não GMEB thích hợp sử dụng cho trẻ bị giảm chú ý tăng cường sự tập trung, cải thiện khả năng ghi nhớ giúp bé học nhanh nhớ lâu hơn.

Thúy An

Bài viết liên quan

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *